Thiết kế ban công bằng kính: 7 lưu ý quan trọng

Như Ngô – homify Như Ngô – homify
homify Moderner Balkon, Veranda & Terrasse
Loading admin actions …

Ban công, hiên nhà là điểm kết nối với không gian bên ngoài nhà. Ban công là nơi đưa ta đến với những luồng gió mát lành xoa dịu tâm hồn. Ban công là nơi trú ngụ lý tưởng trong những ngày hè oi bức. Điểm bất lợi lớn nhất có lẽ là trong những ngày đông giá rét, ban công phải được khoá kín. Những khi trời có tuyết hoặc đổ mưa, rất khó để giữ cho ban công được sạch sẽ. Còn gì tuyệt hơn nếu ta có thể biến ban công trong những căn nhà nhỏ của mình thành một khu vực sinh hoạt sử dụng được quanh năm suốt tháng? Để có một ban công dễ lau chùi và luôn sẵn sàng sử dụng, hãy thử lắp kính cho nó và biến nơi đây thành một chiếc lồng kính tuyệt đẹp. Nếu vẫn còn thắc mắc về ban công làm từ kính, bài viết sau sẽ giúp bạn tháo gỡ mọi câu hỏi của bạn!

1. Lựa chọn phong cách nào cho phù hợp?

Katlanır Cam Balkon Sistemleri, Ada İnşaat Ada İnşaat Mediterraner Balkon, Veranda & Terrasse

Nếu đã xác định lắp kính cho ban công rồi thì chắc chắn là bạn muốn nó đạt đến độ thẩm mỹ và hữu dụng nhất định. Tốt nhất là bạn nên thực hiện theo các mô hình ban công kính được ưa chuộng nhờ vào việc áp dụng công nghệ tân tiến. Phong cách ban công có lớp kính gấp trượt vừa tiện lợi vừa dễ lau chùi. Khi mùa hè đến, ban công có thể được mở ra hoàn toàn bằng cách kéo lớp kính vào một góc. Thêm vào đó, khác với việc sử dụng lan can vịn, bạn sẽ không gặp khó khăn trong việc di chuyển nó trong điều kiện thời tiết bất lợi. 

Chỉ bằng việc sử dụng màu sắc và kiểu dáng phụ kiện định vị kính là bạn đã có thể tạo nên ban công trong mơ của riêng mình. Màn sáo gỗ hoặc cửa kính trượt là sự lựa chọn vô cùng thời trang! Nếu màu sắc của nhôm và thép tạo cảm giác không được ấm cúng cho lắm thì bạn có thể tuỳ thích chọn màu cho phụ kiện định vị kính. Kính màu, nhất là kính màu lam, có thể thổi luồng sinh khí mới cho cả căn nhà.

2. Bạn cần lưu ý những gì?

homify Moderner Balkon, Veranda & Terrasse

Một khi đã hạ quyết tâm xây ban công kính, có vài điều bạn cần phải lưu tâm. Hãy suy ngẫm về kết cấu của ban công, hầu bao và hệ thống kính bạn muốn lắp đặt. Quan trọng nhất là việc đo lường phải được thực hiện và xác nhận bởi các chuyên gia trong quá trình lắp kính sao cho mọi số đo đều được đánh giá cẩn thận. 

Chất lượng và độ tỉ mỉ trong cách xử lí vật liệu là vô cùng quan trọng đối với độ bền của ban công kính. Cho dù vật liệu cao cấp đến đâu nhưng nếu tay nghề thợ không tốt thì cũng không cho ra kết quả hài lòng được, hậu quả đẫn đến là tình trạng thấm nước vào trong ban công mỗi khi mưa xuống. Bề dày của lớp nhôm được sử dụng để xử lý chống thấm nước cũng tối quan trọng và nó phải được thực hiện sau khi nung lớp kính thành kính cường lực. Nhất là vào những tháng mùa đông, kính phải chịu được sự ảnh hưởng của mưa, thậm chí là những cơn mưa lớn, và cả những trận gió mạnh. Ngoài ra thì chất liệu sử dụng trong cơ chế đóng mở của kính phải chống gỉ sét.

3. Cải tạo ban công kính như thế nào?

Nếu bạn muốn tận hưởng ban công suốt bốn mùa thì phải nói rằng: lắp cửa kính là sự lựa chọn tiện lợi, thoải mái nhất. Ban công sẽ được khoác lên mình một diện mạo vô cùng đẹp mắt khi được cải tạo với cửa kính. Giờ đây, bạn có thể ngắm tuyết rơi thoả thích mà không sợ bị dính nước, bông tuyết hay khí lạnh.  

Còn nếu lo ngại về cấu trúc tổng thể của ban công thì cũng không thành vấn đề. Có rất nhiều cách để áp dụng cửa kính tại đây. Việc sử dụng các loại kính uốn cong, kính xếp trượt hay thậm chí là kính điện tử với công nghệ tân tiến nhất đang ngày càng được biết đến rộng rãi. Kính dựng trên ban công đều có phụ kiện định vị kính chắc chắn. Những thanh phụ kiện này được dán chặt với kính nhờ vào chất silicone, tuy quá trình này đòi hỏi độ tỉ mỉ rất cao. Bằng cách này, bạn có thể đứng trên ban công mà không bị gián đoạn tầm nhìn. Về đông, bạn còn có thể phơi đồ hoặc bày một góc thư giãn với đầy đủ thảm và đồ đạc. Có rất nhiều loại kính và phụ kiện định vị có thể dùng cho ban công. Với chất lượng và tay nghề khéo léo của công nhân xây dựng, những tấm kính này có khả năng chống chịu tốt trước mọi điều kiện thời tiết.

4. Nên sử dụng loại kính nào cho tốt?

Khi dùng kính để bao quanh khu vực ban công thì bạn nên cân nhắc về chất lượng, cấu trúc và độ dày lớp kính. Chất liệu kính được sử dụng tại ban công là vô cùng đa dạng. Nếu bạn cần bảo vệ nó khỏi tác động ngoại cảnh về lâu dài thì càng cần phải chú ý. Nhìn chung, độ dày kính ít nhất phải vào khoảng 8 mm -10 mm. Hơn nữa, nó còn phải được nung thành kính cường lực để chịu được va chạm và tạo bề mặt trơn láng.

Trong quá trình thi công ban công kính, bạn còn có thể sử dụng chai thuỷ tinh hoặc kính trang trí. Để bảo đảm chất lượng, bạn nên yêu cầu kính được đánh dầu TSE. Nếu bạn không lường trước kích thước ban công to nhỏ thế nào thì một khi kinh phí không đủ, bạn sẽ phải chịu tổn thất về tiền bạc. Đó cũng là lí do tại sao bạn nên chú ý sử dụng kính có chất lượng để dùng về lâu dài.

5. Thiết kế ban công kiểu Pháp

Ban công kiểu Pháp vẫn rất được ưa chuộng ngày nay có kiểu dáng đẹp mắt và thanh lịch. Ngoài việc lớp kính rất dày ra thì nếu không kể đến lan can ở phía trước, ta vẫn có thể coi nó như một ban công cỡ nhỏ. Có khá nhiều loại ban công kiểu Pháp. Bằng cách sử dụng nhiều loại lan can khác nhau mà diện mạo của nó cũng trở nên rất đa dạng. Thiết kế hiện đại và cổ điển làm nổi bật lẫn nhau, nhất là với kiểu lan can chạm trỗ cầu kì. Thực tế là nó cũng vô cùng an toàn cho trẻ nhỏ. Lan can sẽ tạo lớp chắn bảo vệ mỗi khi bạn cần phải mở cửa để làm thoáng khí trong nhà.

Kích thước nhỏ của ban công này cũng khiến việc lau chùi dễ dàng hơn. Và nếu bạn thích trồng cây xanh, đây cũng là một nơi vô cùng lý tưởng. Bạn có thể dùng sắt gia công làm lớp bảo vệ hoặc dùng chất liệu kính thay vì nhôm làm ban công. Mọi việc đều có thể tuỳ theo ý thích của bạn.

6. Ban công vừa được cải tạo

Chỉ với việc xây thêm ban công thôi mà bạn đã có thêm căn phòng cho nhà mình rồi đấy! Tất nhiên là chúng ta đang nói về ban công kính rồi. Đây là giải pháp tốt nhất để chống lại những tiếng ồn, nước mưa, bụi bẩn, cát, gió và rác từ ban công lầu trên rơi xuống. Tầm nhìn của bạn sẽ không bị gián đoạn với lớp kính trong khi được bảo vệ khỏi những ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài. Ngoài việc rất phù hợp để làm chỗ ngồi thư giãn ra thì nơi đây cũng rất lý tưởng để dùng bữa nữa đấy. 

Chẳng may nhà bạn có diện tích khiêm tốn và không có đủ phòng thì ban công kính sẽ thay thế cho một căn phòng đúng nghĩa. Thậm chí là bạn còn có thể đặt tấm đệm để ngủ lại đây. Xu hướng ban công kính đem đến tiện nghi và sự thiết thực trong cuộc sống hằng ngày nhờ vào kết cấu gấp trượt và đóng gấp. Hơn nữa, bạn không cần vệ sinh thường xuyên vì lớp kính cao cấp chống được tiếng ồn, bụi bẩn, thấm nước và có thể giữ được chất lượng của mình trong nhiều năm.

Nếu nhà quá nhỏ, chúng ta có thể áp dụng thêm 10 mẫu cửa lùa, cửa trượt vừa đẹp vừa tiết kiệm không gian cho nhà bạn hoặc 11 mẫu cửa lùa tối ưu cho nhà nhỏ rộng hơn.

7. Đâu là những sai lầm thường mắc phải?

Việc xây ban công kính đòi hỏi bạn phải nghiên cứu tường tận vấn đề này. Những chi tiết quan trọng như số đo, độ cao của ban công đều phải được xem xét cẩn thận. Nếu bạn nhắm mắt giao việc cho một công ti lắp kính ất ơ nào đó thì chắc chắn là sau này sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề. Vì thế, hãy đảm bảo là bạn đang làm việc với dân chuyên nghiệp trong ngành này. 

Sai lầm lớn thường mắc trong thi công thường xảy ra khi bạn chú trọng đến tính thẩm mĩ hoặc tính năng giảm tiếng ồn mà không cân nhắc về những chi tiết khác trong ứng dụng ban công kính. Tốt hơn hết là bạn nên tự tay chọn vật liệu thi công. Bằng cách tham khảo những tính năng kính muốn có, bạn sẽ tìm được câu trả lời cho các vấn đề trên. Ví dụ, nếu sử dụng sợi thuỷ tinh trên ban công thì khi mưa xuống cũng không sợ thấm nước. Sai lầm phổ biến khác là không quan tâm đến hệ thống khoá. Hãy đảm bảo là khoá cửa đều được làm chắc chắn, cẩn thận… Ngoài ra, đừng quên 7 Việc Phải Làm Để Trộm Không Dám Bén Mảng Đến Nhà Bạn và Phải Tránh Ngay 5 Thiết Kế Này Nếu Không Muốn Trộm Vào Nhà nhé!

homify Moderne Badezimmer

(Theo UMACI KIZ)

Benötigen Sie Hilfe mit einem Projekt?
Beschreiben Sie Ihr Projekt und wir finden den richtigen Experten für Sie!

Highlights aus unserem Magazin